Thủ tục nhập khẩu máy đọc mã vạch cần phải được tuân thủ và làm đúng theo quy trình. Như vậy vừa hạn chế tình trạng bị phạt tiền, vừa đảm bảo đúng số tiền thuế phải đóng. Nhất là không làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất và kinh doanh của các doanh nghiệp.
Máy đọc mã vạch phải thuộc chính sách nhập khẩu
Yêu cầu đầu tiên trong thủ tục nhập khẩu máy đọc mã vạch chính là sản phẩm phải thuộc danh mục được nhập khẩu. Và theo quy định của pháp luật thì thiết bị quét mã vạch được phép nhập khẩu. Tuy nhiên, với các dòng máy quét mã vạch đã qua sử dụng thì nó lại thuộc diện thiết bị điện tử cấm nhập khẩu.
Tuy nhiên, khi làm thủ tục nhập khẩu thì bạn cần phải dán nhãn hàng hóa theo quy định của 43/2017/NĐ-CP. Bên cạnh đó cần xác định mã HS đúng để tránh bị phạt.
Thủ tục nhập khẩu máy đọc mã vạch phải được dán nhãn sản phẩm đúng
Với thiết bị máy đọc mã vạch thì dán nhãn nhập khẩu cần phải tuân theo Nghị định 43/2017/NĐ-CP và Nghị định 128/2020/NĐ-CP dưới sự giám sát chặt chẽ của cơ quan có chức năng. Thủ tục dán nhãn này sẽ giúp các cơ quan có chức năng dễ quản lý hàng hóa cũng như chứng minh được xuất xứ, nguồn gốc của sản phẩm.
Nội dung cần có trên nhãn mác máy đọc mã vạch
Trên nhãn dán cần phải có thông tin chi tiết của bên xuất khẩu và nhập khẩu. Kèm theo đó là thông tin về sản phẩm, gồm tên thiết bị, công suất hoạt động cũng như các thông số kỹ thuật khác.
Ngôn ngữ trên nhãn mác ngoài tiếng của quốc gia sản xuất thì có thể đính kèm thêm các ngôn ngữ khác. Như vậy mới được xem là thiết bị được nhập khẩu hợp pháp.
Vị trí dán nhãn cần đúng
Nhãn dán trên hàng hóa không phải đặt vào bất cứ đâu cũng được mà cần phải đúng vị trí. Với mặt hàng là máy quét mã vạch thì nhãn cần phải dán ở vị trí dễ nhìn thấy để tiện cho việc kiểm tra tại cửa hải quan. Cụ thể là trên kiện gỗ, thùng carton, trên bao bì sản phẩm… để nhân viên hải quan để kiểm hóa hơn.
Tầm quan trọng của bước dán nhãn trong thủ tục nhập khẩu máy đọc mã vạch
Nếu thiết bị máy quét mã vạch của bạn bị phát hiện là chưa dán nhãn thì sẽ bị phạt tiền theo quy định tại Điều 22 Nghị định 128/2020/NĐ-CP. Không chỉ vậy, sản phẩm còn không được hưởng mức ưu đãi trong thuế nhập khẩu.
Hơn nữa, trong quá trình vận chuyển, bốc xếp thì thiết bị rất dễ bị thất lạc, hư hỏng do không có nhãn mác hay cảnh báo gì trên bao bì. Vì thế, để giảm thiểu thiệt hại khi nhập khẩu máy đọc mã vạch thì bạn cần tuân thủ quy định này nhé!
Hoàn tất mã HS cho máy đọc mã vạch
Mã hs (tên đầy đủ là Harmonized System) là dãy mã số được áp dụng cho tất cả hàng hóa khi lưu hành toàn cầu. Trong đó, 6 số đầu của mã hs sẽ hoàn toàn giống nhau, còn các số đuôi còn lại thì sẽ khác nhau ở mỗi quốc gia. Và mã HS khi trong thủ tục nhập khẩu máy đọc mã vạch vào Việt Nam là 84719010.
Vì sao khi nhập khẩu máy quét mã vạch cần phải có mã HS? Bởi thông qua mã này, sản phẩm sẽ được xác định chính xác mức thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng và các chính sách nhập khẩu khác. Mã HS sẽ dựa vào chất liệu, thành phần và cách đóng gói của sản phẩm để xác định chính xác. Việc áp sai mã HS sẽ gây ra nhiều thiệt hại, điển hình như:
- Thủ tục nhập khẩu máy đọc mã vạch bị trì hoãn do cần phải có thời gian để kiểm tra và xác minh lại thông tin về hàng hóa. Qua đó cũng ảnh hưởng đến thời gian giao hàng, việc sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng.
- Có nguy cơ chịu phạt với số tiền ít nhất 2 triệu đồng và cao nhất là gấp 3 lần số thuế nhập khẩu
Hoàn tất thuế nhập khẩu trong thủ tục nhập khẩu máy đọc mã vạch
Mức thuế phải đóng khi nhập khẩu hàng hóa sẽ dựa vào mã HS được áp kèm theo. Thuế này bao gồm thuế nhập khẩu và thuế GTGT nhập khẩu, trong đó:
- Thuế nhập khẩu = Trị giá CIF x % thuế suất
- Thuế GTGT nhập khẩu = Thuế giá trị gia tăng = (Trị giá CIF + Thuế nhập khẩu) x % thuế GTGT.
Trong đó, trị giá CIF chính là giá trị xuất xưởng của món hàng cộng với các chi phí từ nhà sản xuất đến cửa khẩu đầu tiên của nước cần nhập khẩu.
Bên cạnh đó, thuế nhập khẩu của mỗi quốc gia sẽ khác, với Việt Nam thì mức thuế sẽ là ưu đãi 0% nếu có giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Còn thuế GTGT vẫn phải tính, thường khoảng là 8% trong thủ tục nhập khẩu máy đọc mã vạch.
Chuẩn bị hồ sơ theo yêu cầu trong thủ tục nhập khẩu máy đọc mã vạch
Bạn cần chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ để thủ tục nhập khẩu máy đọc mã vạch nhanh chóng được xét duyệt. Về cơ bản là chúng ta cần chuẩn bị trước các loại văn bản sau:
- Tờ khai hải quan
- Commercial Invoice là hóa đơn thương mại
- Bill of Lading là tờ vận đơn
- Hợp đồng thương mại (Sale contract)
- Danh sách đóng gói (Packing list)
- ℅ và Catalog (nếu có)
- Và các chứng từ khác nếu hải quan có yêu cầu trong thủ tục nhập khẩu máy đọc mã vạch
Thực hiện quy trình khai báo với hải quan
Đầu tiên, bạn cần điền đầy đủ thông tin vào tờ khai hải quan nhập khẩu trên hệ thống. Sau khi kiểm tra, cơ quan sẽ trả kết quả về các phân luồng xanh vàng đỏ để bạn thực hiện mở tờ khai tại chi cục hải quan.
Sau cùng là thực hiện thông quan tờ khai hải quan nhập khẩu và tiến hành đóng thuế nhập khẩu để có thể mang hàng hóa về kho cất giữ, bảo quản. Có một vài trường hợp hàng hóa sẽ được trả về trước, giấy thông quan được bổ sung sau.
Lời kết
Hy vọng với những chia sẻ về thủ tục nhập khẩu máy đọc mã vạch của Hoàng Biển sẽ giúp bạn phần nào hiểu rõ hơn về cách nhập khẩu thiết bị nước ngoài về. Hoàng Biển là đơn vị luôn cam kết nhập khẩu các dòng máy quét mã vạch Honeywell chính hãng với đầy đủ giấy tờ hải quan. Từ đó giúp bạn yên tâm sử dụng máy đọc mã vạch lâu dài và hiệu suất cao.