Trong bài viết sau hãy cùng kháp phá giải pháp quản lí mẫu máu của bệnh nhân một cách tối ưu và hiệu quả.
Những tình huống xấu khi quản lí mẫu máu của bệnh nhân
Để phục vụ cho quá trình khám chữa bệnh tại bệnh viện, mỗi ngày, phòng xét nghiệm sẽ nhận được rất nhiều những mẫu máu từ các bệnh nhân khác nhau. Nhân viên y tế tiến hành lấy máu từ bệnh nhân, sau đó đựng vào chiếc ống nghiệm rồi chuyển đến phòng xét nghiệm kiểm tra và cho ra những kết quả cần thiết.
Tuy nhiên, với số lượng mẫu lớn, được đựng trong những chiếc ống nghiệm giống hệt nhau nếu không được quản lý chặt chẽ rất có thể sẽ dẫn đến các tình huống xấu như:
Thất lạc mẫu, không xác định được đây là mẫu máu của bệnh nhân nào nên phải lấy máu, xét nghiệm lại gây mất thời gian, công sức cho cả nhân viên y tế lẫn bệnh nhân, chi phí của bệnh viện.
Nhầm lẫn kết quả xét nghiệm của bệnh nhân dẫn đến sai hướng điều trị, thậm chí là ảnh hưởng đến tính mạng con người.
Giảm tốc độ, hiệu quả làm việc của nhân viên phòng xét nghiệm vì phải tìm kiếm, xác định đâu là mẫu máu đang cần phân tích giữa một loạt các mẫu máu khác nhau.
Để giải quyết cho vấn đề này tại phòng xét nghiệm của các bệnh viện không khó, cụ thể là chỉ cần áp dụng công nghệ mã vạch (bao gồm tem nhãn và các thiết bị liên quan).
Sử dụng tem nhãn và thiết bị mã vạch trong quản lý mẫu máu và kết quả xét nghiệm
Toàn bộ quy trình xét nghiệm máu sẽ bắt đầu từ giai đoạn nhân viên y tế đến gặp trực tiếp bệnh nhân và lấy mẫu máu hoặc bệnh nhân được bệnh viện hướng dẫn lấy số và đến phòng chỉ định để được lấy mẫu máu.
Mẫu máu sau khi lấy được nhân viên y tế đựng vào chiếc ống nghiệm thủy tinh và ngay lập tức sử dụng chiếc tem nhãn chứa mã vạch riêng của bệnh nhân dán lên ống nghiệm này. Ngoài ra, cũng sẽ có thêm một chiếc tem nhãn tương tự được dán trực tiếp trên hồ sơ của bệnh nhân.
Các mẫu máu được đưa vào phòng xét nghiệm, tiến hành quá trình phân tích và cho ra kết quả. Lúc này, để đảm bảo kết quả xét nghiệm từ mẫu thử là đúng với bệnh nhân, nhân viên y tế sẽ sử dụng máy quét mã vạch kiểm tra lại độ tương ứng giữa mã vạch trên ống nghiệm chứa mẫu máu và mã vạch trên tem nhãn ở hồ sơ bệnh nhân.
Sau xác nhận được tính chính xác, trùng khớp thì kết quả sẽ được trả về với bệnh nhân để họ thực hiện các giai đoạn khám chữa bệnh tiếp theo.
Như vậy, thiết bị cần thiết mà bệnh viện cần sử dụng giải pháp quản lý mẫu máu bệnh nhân chính là máy in mã vạch và máy quét mã vạch cùng các sản phẩm bổ trợ khác là giấy in và mực in.
Các câu hỏi thường gặp về quản lí mẫu máu của bệnh nhân
Làm thế nào để đảm bảo mẫu máu không bị lẫn lộn?
Để đảm bảo mẫu máu không bị lẫn lộn, cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Sử dụng nhãn mã vạch hoặc hệ thống mã hóa để ghi nhãn mẫu.
- Kiểm tra chéo thông tin bệnh nhân trước khi lấy mẫu và sau khi ghi nhãn.
- Đào tạo nhân viên y tế về quy trình chuẩn lấy và ghi nhãn mẫu máu.
- Sử dụng phần mềm quản lý mẫu máu để theo dõi và quản lý thông tin.
Những quy định và tiêu chuẩn nào cần tuân thủ khi quản lí mẫu máu của bệnh nhân?
Các quy định và tiêu chuẩn cần tuân thủ bao gồm:
- Quy định về quản lý chất thải y tế và xử lý mẫu máu.
- Tiêu chuẩn của các tổ chức y tế quốc tế như WHO, CDC.
- Quy định về bảo mật và bảo vệ thông tin cá nhân.
Sử dụng công nghệ nào để quản lí mẫu máu của bệnh nhân hiệu quả?
Công nghệ quản lý mẫu máu hiệu quả bao gồm:
- Hệ thống quản lý thông tin phòng xét nghiệm (LIMS).
- Phần mềm quản lý mẫu máu với mã vạch hoặc QR code.
- Thiết bị theo dõi nhiệt độ và điều kiện bảo quản mẫu.
CÔNG TY CỔ PHẦN TM - DV PHÂN PHỐI HOÀNG BIỂN
- Địa chỉ: 115A Bình Long, Phường Bình Hưng Hòa A, Quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh
- Điện thoại: (028) 355 94 588
- MST: 0314627345 - 001
- Email: support@hoangbien.com
- Website: www.hoangbien.com