Việc sử dụng máy in mã vạch đã trở nên phổ biến tại các nhà máy, xưởng, siêu thị… Nhưng không phải ai cũng am hiểu cách hoạt động của thiết bị này. Hoàng Biển chúng tôi đã tổng hợp 5 lỗi thường gặp của máy in mã vạch. Qua đó chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn khắc phục lỗi máy in mã vạch ngay tại nhà. Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Các lỗi thường gặp của máy in mã vạch
Dù cho thiết bị có hiện đại đến đâu cũng sẽ phát sinh lỗi khi sử dụng. Điều này đặc biệt đúng khi người dùng không có kiến thức về công năng cũng như cách sử dụng, bảo quản thiết bị đúng đắn. Người mua máy in mã vạch thường gặp một trong số 5 lỗi phổ biến sau đây:
- Máy in không hoạt động: Tình trạng xảy ra do chưa kết nối nguồn điện, chưa bật công tắc, hoặc driver không tương thích.
- Bản in bị mất chữ: Có nhiều yếu tố gây ra tình trạng này như nhiệt độ đầu in, cuộn mực bị lỏng, hay thông số trang in bị thiết lập sai.
- Bản in bị nhảy hàng: Do tốc độ in quá nhanh hay kích cỡ tem/nhãn bị sai.
- Bản in bị mờ: Do đầu in bị xước, adapter không thích hợp , trục nhựa cuộn mực bị hỏng.
- Bản bị thiếu hoặc mất chữ: Do ruy băng mực bị lắp sai, hiệu suất và phương pháp in bị thiết lập sai.
Phần lớn các lỗi phổ biến này không phải do máy in mã vạch bị hỏng hóc mà vì người sử dụng chưa biết cách dùng và bảo quản thiết bị đúng cách. Vì thế người dùng không nhất thiết phải đem thiết bị đi sửa chữa. Những lỗi này có thể được giải quyết nhanh chóng nhờ các biện pháp được gợi ý trong bài.
Cách khắc phục lỗi máy in mã vạch thường gặp
Khi đã biết các lỗi thường gặp thì việc khắc phục lỗi máy in mã vạch cũng trở nên đơn giản hơn nhiều. Dưới đây là các giải pháp giúp máy in mã vạch hoạt động bình thường trở lại.
Máy in không hoạt động
Có nhiều nguyên do dẫn tới tình trạng này. Đầu tiên, hãy thử kiểm tra nguồn điện, công tắc nguồn. Khi có đèn xanh thì nghĩa là có thể sử dụng. Nếu bạn không biết kết nối dây và máy báo hiệu đèn đỏ thì hãy thực hiện thao tác trong sách hướng dẫn sử dụng kèm theo.
Ngoài ra, máy in không hoạt động có thể là do driver chưa được cài hoặc phiên bản không phù hợp. Nếu máy hiển thị “Unknown Device” (thiết bị không xác định), nghĩa là bạn cần đặt lại driver. Sau đó là kiểm tra ngôn ngữ và độ phân giải (dpi) của máy in để chắc chắn máy in hoạt động bình thường.
Bản in bị mất chữ
Tình trạng này cũng xảy ra bởi nhiều nguyên nhân:
Nhiệt độ đầu in (darkness) không thích hợp vì được thiết lập ở mức cao hoặc thấp quá: Mỗi loại mực cần nhiệt lượng khác nhau, nếu nhiệt lượng không phù hợp sẽ dẫn đến mất chữ, mờ chữ. Do đó bạn cần điều chỉnh nhiệt lượng ở đầu in (darkness) về mức thích hợp với loại tem decal và mực in.
Do giấy cuộn mực bị lỏng: Kiểm tra lại lõi nhựa lắp mực và lõi giấy in có bị lỏng không. Nếu bị lỏng thì chỉnh lại cho đúng.
Thiết lập sai thông số trang in: Đầu tiên mở page setup để kiểm tra thông số trang in có xung đột với kích cỡ tem không. Nếu thông số không phù hợp, hãy thực hiện các bước sau đây:
- Bước 1: Vào giao diện BarTender
- Bước 2: Nhấn file > page setup > page > orientation. Nếu muốn in ra bản thẳng đứng thì nhấn portrait và landscape với bản nằm ngang.
- Bước 3: file > page setup > page > page size. Dùng các mẫu đã được thiết kế sẵn bởi Bartender trong phần user defined page size. Nếu muốn tự thiết kế riêng một mẫu khác thì chọn custom.
- Bước 4: file > page setup > page > layout. Đặt lại số lượng dòng (rows) và cột (columns. Điều chỉnh các lề trái/phải (margins) theo đúng kích thước thực tế của cuộc decal in tem nhãn.
- Bước 5: nhấn Ok.
Bản in bị nhảy hàng
Do điều chỉnh kích thước tem/nhãn bị sai: Kiểm tra lại vị trí của labels gap hoặc black mark giữa 2 hàng tem trên/dưới của cuộn giấy. Thêm vào đó, bạn có thể thiết lập lại bộ cảm biến calibration/sensor reset để khắc phục lỗi máy in mã vạch này.
Do tốc độ in (print speed): Nếu tốc độ in quá nhanh so với khả năng đọc của bộ cảm biến sẽ dễ nhảy hàng tem. Do đó cần chuyển tốc độ in của máy in mã vạch về mức tiêu chuẩn.
Bản in bị mờ
Đầu in bị xước: Bạn cần liên hệ thợ để sửa chữa đầu in hoặc thay thế mới.
Adapter không phù hợp: Điện áp đầu ra tiêu chuẩn của máy in mã vạch là 24V – 2.5A. Vì thế bạn cần kiểm tra thông số của adapter có thích hợp không.
Trục nhựa cuộn mực lắp với lõi giấy cuộn mực bị lỏng: Kiểm tra và lắp lại trục nhựa cuộn mực.
Bản in bị thiếu hoặc mất chữ
Ruy băng mực bị lắp sai, bị gấp nếp: Lắp lại ruy băng mực cẩn thận theo sách hướng dẫn.
Thiết lập hiệu suất và phương pháp in sai: Cài đặt lại hiệu suất và phương pháp in chính xác.
Các lưu ý cơ bản khi sử dụng máy in mã vạch
Dưới đây là một vài điều cần chú ý trong quá trình sử dụng máy in mã vạch:
- Lựa chọn đúng thương hiệu máy uy tín, tránh những thiết bị kém chất lượng.
- Xem xét chính sách bảo hành kỹ càng.
- Cần mua máy in đúng với mục đích sử dụng, tránh mua thiết bị không thích hợp với nhu cầu.
- Kiểm tra độ tương thích của thiết bị với các loại máy tính, giấy in, mực in,… trước khi mua.
Xem thêm: Hướng dẫn cách sử dụng máy in mã vạch hiệu quả
Hãy tuân thủ 4 lưu ý trên để có thể khắc phục lỗi máy in mã vạch dễ dàng. Nếu gặp lỗi kỹ thuật khác thì bạn hãy liên hệ đơn vị uy tín nhé!
Vậy là chúng ta đã tìm hiểu 5 lỗi thường gặp và cách khắc phục lỗi máy in mã vạch. Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích với các bạn. Công ty Hoàng Biển sẵn lòng tư vấn và cung cấp giải pháp công nghệ cho mọi người. Hãy nhanh tay liên hệ cho chúng tôi để được giải đáp thắc mắc nhé!
Bài viết liên quan: Top 3 nguyên nhân khiến máy in mã vạch bị mất nét